Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Bùng nổ trên đất Thái, Công Phượng và Quang Hải giúp thầy Park tìm ra vũ khí "hủy diệt"

Loạt bài "90 phút phi thường" là nơi để người hâm mộ cùng nhớ lại những màn trình diễn xuất sắc, ghi lại dấu ấn đậm nét của các tuyển thủ Việt Nam, từ các đàn anh như Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh, Thành Lương... đến những Quang Hải, Công Phượng, Đoàn Văn Hậu...

Trận đầu tiên dẫn dắt ĐT Việt Nam của HLV Park Hang-seo là gặp Afghanistan cuối năm 2017. Thời điểm đó, thầy Park chưa có nhiều thời gian làm quen và ông gần như sử dụng nguyên bộ khung cũ. Phải đến M-150 Cup trên đất Thái Lan, nhà cầm quân người Hàn Quốc mới bắt tay vào xây dựng U23 Việt Nam dựa trên sơ đồ 3 trung vệ.

Hầu hết các đội bóng V.League không chơi theo sơ đồ này. Rất nhiều thứ khiến các cầu thủ bỡ ngỡ, từ cách di chuyển, phối hợp hay kèm người, cắt bóng. Lần đầu tiên thầy Park áp dụng 3-4-3 là cuộc đọ sức với U23 Myanmar.

Đây là đối thủ không quá mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Song lối chơi quyết liệt với những pha đánh biên tốc độ của họ từng nhiều lần khiến lứa Công Phượng ôm hận như ở Cúp Hassanal biên dịch Bolkiah 2014 hay bán kết SEA Games 2015.

Rất nhiều ý kiến nghi ngờ về kế hoạch của thầy Park. Sau M-150 Cup là VCK U23 châu Á. Chuẩn bị một lối chơi lạ lẫm, đưa nhiều cầu thủ vào vì trí chưa từng thử sức quả là nước cờ mạo hiểm. Thật may mắn, trong một ngày đẹp trời, song tấu Công Phượng- Quang Hải đã có màn trình diễn đặc biệt xuất sắc để tiếp thêm niềm tin cho thầy Park.

Phút thứ 11, Công Phượng nhận bóng trước vòng cấm Myanmar. Tiền đạo xứ Nghệ ngoặt bóng sang bên trái, động tác của anh khiến toàn bộ hàng thủ đối phương bị hút theo. Bất thình lình, Phượng đối hướng và đẩy trái bóng cho Quang Hải đang đợi sẵn bên cánh phải. Ở vị trí lý tưởng trong vòng cấm, Hải "con" cứa lòng hoàn hảo mở tỉ số trận đấu.

Bùng nổ trên đất Thái, Công Phượng và Quang Hải giúp thầy Park tìm ra vũ khí hủy diệt - Ảnh 2.

Quang Hải khiến U23 Myanmar choáng váng

  9 phút sau, vẫn là Hải-Phượng phối hợp tinh tế đem đến bàn thắng thứ hai. Nhận đường chuyền của Quang Hải, Công Phượng khéo léo nhả bóng và di chuyển để tạo ra khoảng trống trước vòng cấm. Hải chớp thời cơ tung cú đá uy lực và hiểm hóc nhân đôi cách biệt. Những cú đá "cầu vồng" kiểu như thế sau này còn được Hải tái hiện rất nhiều lần trong màu áo U23 và ĐTQG.

Sang hiệp hai, Công Phượng tiếp tục cho thấy khả năng kiến thiết tài tình. Phút 64, anh châm ngòi cho đợt lên bóng nhanh của U23 Việt Nam. Người kết thúc là Phan Văn Long, tỉ số được nâng lên 3-0. Ít phút sau, đến lượt Bùi Tiến Dụng uy hiếp khung thành đội bạn sau đường chuyền từ chân Công Phượng.

Liên tục trong các phút tiếp theo, lần lượt Văn Long rồi Văn Thanh được Phượng đưa vào thế đối mặt với thủ môn Myanmar. Chỉ tiếc các cú dứt điểm lại không đủ độ sắc bén để biến thành bàn thắng.

Sau nhiều lần mồi bóng cho đồng đội, cuối cùng đến phút 69 Công Phượng đã trở thành nhân vật chính trong một tình huống tấn công. Nhận bóng bên cánh phải, tiền đạo xứ Nghệ dứt điểm chéo góc ấn định chiến thắng 4-0 nghiêng về U23 Việt Nam.

Bùng nổ trên đất Thái, Công Phượng và Quang Hải giúp thầy Park tìm ra vũ khí hủy diệt - Ảnh 3.

Công Phượng-Quang Hải trở thành trụ cột U23 và ĐT Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.

Khi trận đấu khép lại, HLV người Đức Gerd Zeise của U23 Myanmar thừa nhận mình hoàn toàn bị bất ngờ trước sơ đồ 3-4-3 mà U23 Việt Nam áp dụng. Đội bóng dưới quyền ông hoàn toàn mất phương hướng và vỡ trận. HLV Park Hang-seo lại rất khiêm tốn cho rằng trận đấu chỉ mang tính chất giao hữu và kết quả không nói lên tất cả.

Nhưng sâu trong lòng, vị chiến lược gia từng nếm trải vô số thăng trầm trong sự nghiệp hiểu rằng cách chơi mới hoàn toàn có thể thành công với U23 và ĐT Việt Nam. Phần còn lại là lịch sử, trong 2 năm 2018-2019, sơ đồ 3 trung vệ đóng vai trò nền tảng trong hàng loạt kỳ tích, biến HLV Park Hang-seo thành HLV trưởng thành công nhất lịch sử ĐT Việt Nam.

Cup M150: U23 Việt Nam 4-0 U23 Myanmar



Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

"Thanh xuân có bạn" còn chưa hết hot, Thái Từ Khôn đã gia nhập biệt đội "Running Man" bản Trung cùng Angela Baby

Cùng với bản gốc của Hàn Quốc và phiên bản Việt Nam, " Running Man " phiên bản Trung Quốc với tên gọi " Keep Running " cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các khán giả hâm mộ show thực tế đình đám này. Những nghệ sĩ từng gắn bó với chương trình có thể kể đến như Đặng Siêu , Lý Thần , Angela Baby , Trịnh Khải, Vương Tổ Lam, Bao Bối Nhĩ, Lộc Hàm, Địch Lệ Nhiệt Ba , Lucas...

Thanh xuân có bạn còn chưa hết hot, Thái Từ Khôn đã gia nhập biệt đội Running Man bản Trung cùng Angela Baby - Ảnh 1.
Thanh xuân có bạn còn chưa hết hot, Thái Từ Khôn đã gia nhập biệt đội Running Man bản Trung cùng Angela Baby - Ảnh 2.

Một số nghệ sĩ từng tham gia "Keep Running"

Trải qua 8 mùa giải, chương trình dịch thuật có nhiều đổi mới về format cũng như các thành viên trụ cột. Sang đến mùa 8 vào năm 2020, Lý Thần, Angle Baby, Trịnh Khải, Lucas, Tống Vũ Kỳ (Yuqi) là những gương mặt cũ tiếp tục đồng hành cùng chương trình. Ngoài ra, "Keep Running" còn kết nạp thêm Sa Dật, Thái Từ Khôn , Quách Kỳ Lân vào đội hình chính thức.

Sa Dật từng tham gia một số tập của "Keep Running" trước đó, Thái Từ Khôn thì hiện đang gây sốt với " Thanh xuân có bạn 2", Quách Kỳ Lân là ẩn số cần được khám phá nên nhiều khán giả hi vọng cả 3 sẽ mang lại luồng gió mới cho chương trình.

Thanh xuân có bạn còn chưa hết hot, Thái Từ Khôn đã gia nhập biệt đội Running Man bản Trung cùng Angela Baby - Ảnh 3.

Poster quảng bá mùa 8

Thanh xuân có bạn còn chưa hết hot, Thái Từ Khôn đã gia nhập biệt đội Running Man bản Trung cùng Angela Baby - Ảnh 4.

Thái Từ Khôn

Thanh xuân có bạn còn chưa hết hot, Thái Từ Khôn đã gia nhập biệt đội Running Man bản Trung cùng Angela Baby - Ảnh 5.

Sa Dật

Thanh xuân có bạn còn chưa hết hot, Thái Từ Khôn đã gia nhập biệt đội Running Man bản Trung cùng Angela Baby - Ảnh 6.

Quách Kỳ Lân sinh năm 1996 được biết đến là diễn viên tấu hài vô cùng được yêu thích ở Trung Quốc

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh nên 2 Idol Kpop là Tống Vũ Kỳ nhóm (G)I-DLE và Lucas nhóm NCT chưa thể tham gia quay hình cùng các thành viên khác.

Ronaldo và những ngày không quên ở MU (kỳ cuối): Dám làm Ro điệu khóc nhè, một huyền thoại bị tống ra đường

Như chúng ta đã biết, Cristiano Ronaldo ngày một trưởng thành, tiết chế những pha xử lý rườm rà và chú trọng sự hiệu quả. Anh cũng bắt đầu ý thức rõ ràng về các bàn thắng để thường xuyên tìm kiếm nó.

Cùng lúc ấy, có một người tỏ ra khó chịu. Đó là Ruud Van Nistelrooy. Trong nhiều năm, tiền đạo người Hà Lan là ngôi sao số một, cũng là cây làm bàn chính của đội.

Thường thì các đồng đội có nghĩa vụ phục vụ, cung cấp các đường chuyền tốt để anh ta đưa nó vào lưới. Nhưng bây giờ Ronaldo làm đảo lộn mọi thứ. Thay vì chuyền cho Van Nistelrooy, anh thích rê qua các hậu vệ, cắt vào trung lộ rồi tung ra cú dứt điểm.

Ronaldo và những ngày không quên ở MU (kỳ cuối): Dám làm Ro điệu khóc nhè, một huyền thoại bị tống ra đường - Ảnh 1.

Ronaldo và Van Nistelrooy từng có mối quan hệ gần gũi trong thời gian đầu.

"Tôi không thể chơi nổi với thằng nhóc này. Nó thậm chí không hề có ý định tạt bóng", Van Nistelrooy hét lên vào mỗi buổi tập.

Lưu ý rằng khi Ronaldo mới đến MU, anh kết thân ngay với Van Nistelrooy và mối quan hệ giữa họ khá gần gũi. Trước tuyên bố "sẽ trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới" của Ronaldo, người đàn anh cho rằng "cậu bé này thật biết cách mơ mộng". Tuy vậy, anh tôn trọng giấc mơ đó và sẵn sàng hỗ trợ những gì cần thiết.

Nhưng Van Nistelrooy là một người ám ảnh với các bàn thắng. Nếu không ghi bàn, cho dù đội thắng 4-0 anh vẫn đau khổ và dằn vặt bản thân. Vì vậy, khi Ronaldo làm ảnh hưởng tới điều đó, tình bạn bị gạt sang một bên.

Theo trí nhớ của Rio Ferdinand, một vài lần tiền đạo đã ghi 150 bàn cho MU nói rằng sẽ không chơi nếu có Ronaldo đá chính. "Kiểu này tốt nhất tôi nghỉ, bởi nó có chuyền đâu", Van Nistelrooy lẩm bẩm.

Ronaldo và những ngày không quên ở MU (kỳ cuối): Dám làm Ro điệu khóc nhè, một huyền thoại bị tống ra đường - Ảnh 2.

Mọi thứ sẽ hoàn hảo với Van Nistelrooy nếu Ronaldo an phận là kẻ phục vụ anh.

Điều càng làm anh ta bực bội hơn là Sir Alex Ferguson cùng trợ lý Carlos Queiroz cũng chẳng có ý định thay đổi điều đó. Trái lại, họ còn khuyến khích Ronaldo dứt điểm nhiều hơn, như việc Fergie khích tướng cậu học trò nhỏ bằng cách treo thưởng 400 bảng nếu chạm mốc 15 bàn. Sau này Ronaldo cũng tri ân Sir Alex, bởi ông giúp anh nhận ra tiềm năng ghi bàn, thay vì chỉ rê và chuyền.

Trước trận cuối gặp Charlton ở mùa giải 2005/06, trên sân tập, Van Nistelrooy cáu tiết đá Ronaldo một cú đau điếng, sau đó quát lên: "Làm sao, mày tính làm gì, đi kể với bố mày ấy".

Thật ra ý của Van Nistelrooy muốn ám chỉ đến "ông bố" Carlos Queiroz hay Sir Alex, những người rất mực cưng chiều Ronaldo. Anh không để ý tới việc ông bố đẻ của Ronaldo, Dinis Aveiro, vừa mới mất vì bệnh gan. Ronaldo đã làm mọi cách để cứu ông nhưng vô hiệu.

Vốn đã mau nước mắt, lại bị lời nói như đâm vào tim, Ronaldo òa khóc nức nở. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, trung vệ Ferdinand đã tiến lại và tặng luôn Van Nistelrooy một cước. Tiền đạo người Hà Lan đấm trả nhưng Ferdinand tránh kịp. Sự can thiệp của các đồng đội khiến vụ ẩu đả lớn không xảy ra. Trợ lý Queiroz yêu cầu Van Nistelrooy phải thể hiện sự tôn trọng với tất cả những người có mặt trên sân, song anh ta nói rằng "chẳng ai đáng để tôn trọng ở đây cả".

Ronaldo và những ngày không quên ở MU (kỳ cuối): Dám làm Ro điệu khóc nhè, một huyền thoại bị tống ra đường - Ảnh 3.

Ronaldo và Van Nistelrooy trong một buổi tập tại Carrington.

Sau buổi chiều hôm ấy, Van Nistelrooy không chơi thêm một trận nào nữa cho MU. Anh bị loại khỏi trận đấu với Charlton, tiếp tục ngồi ngoài trong trận chung kết League Cup. Qua mùa hè, tiền đạo ghi nhiều bàn thắng thứ 11 trong lịch sử MU bị bán rẻ cho Real Madrid.

Qua Real, Van Nistelrooy vẫn duy trì thành tích làm bàn ấn tượng. Nhưng bước sang mùa thứ 4 (2009/10), anh chỉ kịp chơi 1 trận trước khi bị đẩy sang Hamburg. Lý do là khi ấy đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha đã kiếm được một siêu sao mới, chính là… Ronaldo.

Mặc dù vậy, Ronaldo không phải kẻ thù dai. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, siêu sao 5 lần đoạt Quả bóng Vàng nói rằng "để đạt đến đẳng cấp hiện tại, tôi đã học hỏi từ những đàn anh ở MU như Ryan Giggs, Paul Scholes, Rio Ferdinand và Van Nistelrooy".

Sau nhiều năm, Ronaldo vẫn là chàng trai tốt bụng và mơ mộng mà Van Nistelrooy từng biết.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau

Chính thức từ chiều ngày 23/4, quy định cách ly ở TP. HCM dịch thuật đã được nới lỏng, nhiều nhà hàng quán ăn phát thông báo mở cửa trở lại. Đặc biệt thông báo trên nhận được sự quan tâm cùng nhiều bình luận phấn khởi từ phía khách hàng, khi mà nhu cầu gặp mặt, ăn uống bên ngoài của người tiêu dùng dự đoán sẽ tăng cao sau những ngày giãn cách. Nhà hàng của vợ chồng Trường Giang - Nhã Phương cũng không phải là ngoại lệ.

Dù anh trai của nam danh hài đã chia sẻ rằng quán rục rịch kinh doanh trở lại thế nhưng họ vấp phải tình cảnh: cho nhân viên về quê hết nên thiếu người phụ. Vì thế mà sắp tới đây, Trường Giang sẽ đích thân đứng bếp chiêu đãi thực khách, còn bà xã Nhã Phương sẽ kiêm vai trò phục vụ và nhặt rau. Đông đảo dân mạng hưởng ứng rất nhiệt tình, kháo nhau rằng nếu thật sự Trường Giang làm bếp trưởng thì sẽ đến quán ủng hộ hết lòng.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 2.

Bạn bè của cả hai là những anh chị em nghệ sĩ liền bình luận cho biết sẽ tới quán ủng hộ.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 3.

Liệu rằng chúng ta có thể được ăn món do chính "đầu bếp" Trường Giang nấu không?

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 4.

Hay được gặp Nhã Phương ngoài đời? - ảnh minh hoạ.

Để mà nói thì điều này không phải là không có xác suất xảy ra. Từ lúc mới mở quán đến nay, Trường Giang vốn nổi tiếng là ông chủ tháo vát, quán xuyến từ trong bếp ra tới mời khách, phục vụ. Còn Nhã Phương dù bận rộn vẫn ra phụ chồng dọn dẹp.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 6.

Quán quen được nhiều ngôi sao showbiz hay lui tới.

Quán cơm mở cửa lại nhưng không có nhân viên: Trường Giang đích thân đứng bếp, Nhã Phương rửa chén kiêm nhặt rau - Ảnh 7.

* Ảnh minh hoạ trong bài viết được chụp từ lâu trước khi có dịch Covid-19 và lệnh đeo khẩu trang bắt buộc.

Tỷ phú "bạo chi" ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt

Trong làng bóng đá Việt Nam , nhiều năm qua tồn tại 2 ông bầu rất được trọng vọng vì những cống hiến không ngừng nghỉ. Đấy chính là bầu Đức và bầu Hiển. Trong khi bầu Đức thường xuyên gây ồn ào trước truyền thông thì số lần trả lời báo chí của bầu Hiển chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Song, dù cố gắng làm "chìm" mình xuống bằng cách ít xuất hiện thì bầu Hiển vẫn rất nổi. Bởi lẽ so với bầu Đức, ông không kém chút nào về độ "bạo tay" tiêu tiền cho bóng đá . Và về mặt công lao, ông cũng có những đóng góp cực kì ấn tượng.

"LÒ" ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Mùa 2019, Hà Nội FC vô địch V.League với 17/28 cầu thủ được gắn mác tự đào tạo. Ở Hà Nội FC, người ta không thấy một trung tâm, hay Học viện bóng đá rõ ràng như HAGL, Viettel hay PVF.

Thay vào đó, Hà Nội FC lấy nguồn cầu thủ trẻ từ lò Gia Lâm (thuộc hệ thống đào tạo bóng đá trẻ của Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội) và Trung tâm bóng đá T&T VSH tại Cửa Lò, Nghệ An. Tất cả đều có bóng dáng bầu Hiển đứng phía sau.

Không nổi đình nổi đám nhưng chất lượng đào tạo trẻ của Hà Nội FC đang được đánh giá rất cao. Bằng chứng là những tài năng sáng giá bậc nhất bây giờ, như Quang Hải, Duy Mạnh, Văn Hậu, Đức Huy... đều do lò Hà Nội vun đắp thành tài.

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 1.

NGÔI Á QUÂN CHÂU LỤC, CHỨC VÔ ĐỊCH SEA GAMES VÀ AFF CUP

Nếu phải chỉ là một thế lực góp công lớn nhất trong thành công của HLV Park Hang-seo tại Việt Nam thì đó phải là Hà Nội FC. Trong các đợt tập trung của thầy Park, Hà Nội FC luôn đóng góp nhân số nhiều bậc nhất và đa phần đều đá chính. Những Duy Mạnh, Đình Trọng, Văn Hậu, Quang Hải... đều là những cái tên rất khó thay thế với HLV Park Hang-seo.

Dĩ nhiên, sự tỏa sáng của các cầu thủ đa phần là nhờ chính họ. Nhưng nếu không có ông bầu Đỗ Quang Hiển đứng sau, tạo môi trường rèn luyện khi họ còn trẻ và môi trường sinh hoạt, thi đấu khi họ trưởng thành, sẽ không có những Quang Hải, Duy Mạnh của ngày hôm nay.

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 2.

ĐẾ CHẾ HÀ NỘI FC VÀ TRANH CÃI "MỘT ÔNG CHỦ NHIỀU ĐỘI BÓNG"

Mùa 2019, Hà Nội FC suýt chút nữa giành được tấm vé dự trận Chung kết cuối cùng của AFC Cup. Việc các CLB trong nước chơi tốt tại giải châu lục hay không mang ý nghĩa rất quan trọng. Vì nó là một phần trong phép đo dịch thuật xem nền bóng đá ấy có phát triển hay không.

Nhiều năm qua, các CLB Việt Nam không có thành tích tốt ở giải châu Á và khiến V.League bị xem nhẹ đi nhiều. Vì thế, những chiến tích của Hà Nội FC như năm 2019 là vô cùng đáng khích lệ.

Trong bối cảnh nhiều ông bầu không còn đầu tư mạnh vào V.League, việc bầu Hiển vẫn dồn sức để tạo nên đế chế Hà Nội FC rất quan trọng. Sẽ thế nào nếu một giải đấu không tìm được ít nhất một CLB biểu tượng, một CLB có đủ sức mạnh để chinh chiến nơi xa?

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 3.

Những TP.HCM, Than Quảng Ninh thay mặt bóng đá Việt Nam đi dự AFC Cup năm nay. Họ cũng là các tập thể mạnh, nhưng rõ ràng chưa thể mang tính biểu tượng cho giải đấu giống Hà Nội FC hiện tại, hay là Bình Dương, HAGL trong quá khứ.

Một vấn đề khác liên quan tới bầu Hiển là tranh cãi "một ông chủ nhiều đội bóng". Bầu Hiển được cho là đứng sau tài trợ nhiều CLB khác ngoài Hà Nội FC và từ đó, có chi phối cùng lúc nhiều CLB tại V.League. Chưa kể chuyện bầu Hiển có thật sự thao túng các CLB hay không, nhưng việc này tạo ra đồn thổi không hay và khiến nhiều CLB lung lay niềm tin vào sự công bằng của V.League.

Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, người ta đặt ra câu hỏi, nếu không có bầu Hiển tài trợ, liệu những CLB kia có thể tiếp tục tồn tại, tiếp tục thi đấu ở V.League hay sẽ giải thể giống nhiều CLB khác? Những tranh cãi vẫn chưa bao giờ dừng lại, nhưng có thể thấy, nhờ bầu Hiển mà nhiều CLB vẫn có thể sống được và tiếp tục cống hiến cho NHM.

MỜI MAN CITY ĐẾN VIỆT NAM

Năm 2015, NHM Việt Nam bất ngờ đón tin vui là Man City đến Việt Nam thi đấu giao hữu. Sự kiện này nhanh chóng thu hút NHM bởi lẽ The Citizens đang sở hữu những siêu sao sáng bậc nhất của thế giới, là thế lực cực mạnh ở Premier League.

Khi đó, bầu Hiển được cho là đã tốn 1 triệu bảng (quy đổi thời đó là khoảng 34 tỷ đồng) để nhận được cái gật đầu của đối tác. Sau sự kiện này, ông cũng chia sẻ tương lai có thể còn mời nhiều CLB danh tiếng khác, như Barcelona.

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 4.

Tất nhiên, vụ mời Man City đến Việt Nam của bầu Hiển chưa thật sự trọn vẹn. Vì còn những điều tiếng đồn thổi CLB Anh thiếu thiện cảm, dẫn tới phản ứng tiêu cực của fan Việt Nam. Hay chuyện đọc diễn văn quá lâu, khiến cầu thủ Việt Nam lẫn Man City phải đứng dưới sân gần 15 phút cũng lên mặt báo quốc tế...

Chia sẻ với Thanh Niên về những áp lực thời gian đó, bầu Hiển từng phải thốt lên đầy mệt mỏi: "Tôi nghĩ Việt Nam không ít doanh nghiệp tâm huyết, đủ khả năng mang những CLB nổi tiếng sang du đấu ở ta, nhưng chúng ta vẫn còn quá nhiều rào cản. Dư luận chưa chia sẻ, truyền thông vẫn chưa thấu hiểu nỗ lực của chúng tôi. VFF dù cố gắng nhưng vai trò chủ đạo vẫn còn chưa rõ nét. Công tác đón tiếp, các hoạt động xã hội chưa phối hợp chặt chẽ.

Thú thực, nếu không nghĩ đến cái chung của nền bóng đá, đến khán giả yêu mến  bóng đá Anh , có lẽ tôi đã không đủ nhiệt huyết để mời gọi Man City sang. Tôi không phủ nhận thương vụ này làm tôi rất mệt mỏi vì thiếu sự chia sẻ" .

NHỮNG CƠN MƯA TIỀN "THƯỞNG NÓNG" ĐỂ KÍCH THÍCH TINH THẦN CẦU THỦ

Thật khó thống kê bầu Hiển đã thưởng nóng các CLB, các cấp ĐTQG Việt Nam bao hiêu tiền. Ví dụ khi Việt Nam thắng Malaysia 2-0 ở vòng bảng AFF Cup 2018, bầu Hiển đã thưởng nóng 500 triệu đồng.

Hay khi U22 Việt Nam vô địch SEA Games 2019, bầu Hiển đã thưởng ngay 2 tỷ đồng. Với tuyển nữ - những người cũng vô địch SEA Games 2019, bầu Hiển thưởng số tiền tương tự, 2 tỷ đồng.

Một chi tiết quan trọng về SEA Games là bầu Hiển đã kiên quyết đàm phán với Heerenveen, phải chấp nhận nhả Văn Hậu về đá Đại hội thể thao ĐNÁ thì mới đồng ý cho mượn sang Hà Lan.

So với bầu Đức, những cống hiến của bầu Hiển chẳng hề kém chút nào dù có phần âm thầm hơn. Bóng đá Việt Nam may mắn khi có những ông bầu đầy tâm huyết như thế. Nếu chúng ta có thêm những bầu Đức, bầu Hiển thì bóng đá Việt Nam sẽ ngày càng hùng mạnh.

Chân dung đàn em đắc lực nhất giúp Đường "Nhuệ" ăn chặn tiền mai táng người chết, thu nhiều tỷ đồng

Theo thông tin trên báo Chính phủ, c ăn cứ kết quả điều tra, ngày 22/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Khoản 3 Điều 170 Bộ luật hình sự đối với:

Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ), sinh năm 1971, trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình;

Ninh Đức Lợi, sinh năm 1974, trú tại số nhà 11, tổ 56, phường Bồ Xuyên, Thành phố Thái Bình. Ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Ninh Đức Lợi.

Chân dung đàn em đắc lực nhất giúp Đường Nhuệ ăn chặn tiền mai táng người chết, thu nhiều tỷ đồng - Ảnh 1.

Vợ chồng Đường - Dương thường khoe tiền, đất trên mạng xã hội



Theo ghi nhận của PV báo Thanh niên, Đường Nhuệ cùng đàn em bị tố thu tiền bảo kê những gia đình có người chết muốn đưa đi hỏa táng. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Thái Bình có hàng chục doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ mai táng phải hằng tháng đóng tiền cho băng nhóm của Đường “Nhuệ” khi thực hiện dịch vụ hỏa táng. Việc đóng tiền này bắt đầu từ cuối năm 2017 cho đến nay.

Cụ thể, các doanh nghiệp làm dịch vụ mai táng tại tỉnh Thái Bình được "chia" các địa bàn để hoạt động, trong đó, mỗi doanh nghiệp chỉ được thực hiện dịch vụ tại khoảng 10 xã và không được xâm phạm vào lãnh địa của nhau.

Khi đưa một người chết đi thiêu, doanh nghiệp phải "báo cáo" tên tuổi, thời gian, địa điểm cho nhóm của Đường "Nhuệ", gọi là "báo ca", rồi định kỳ mỗi tháng 2 lần đóng tiền cho Ninh Đức Lợi vào ngày mùng 5 và 20 âm lịch, với mức 500.000 đồng/lần hỏa thiêu.

Theo thông tin trên báo Kiến Thức, Ninh Đức Lợi là đàn em giúp sức cho Đường Nhuệ trong việc bảo kê thu phí dịch vụ hỏa táng tại Thái Bình gây bức xúc dư luận những ngày qua.

Tuy nhiên, dù là đàn em đắc lực của Đường Nhuệ nhưng Ninh Đức Lợi lại được ít người dân biết đến. Theo một số người dân phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình cũng như một số người thạo tin về Đường "Nhuệ" thì thông tin về đối tượng Ninh Đức Lợi là khá ít. Không nhiều người dân ở Thái Bình biết rõ về nhân vật này.

Đại diện Công an phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình xác nhận, Lợi có đăng ký hộ khẩu tại phường cùng với chỗ ở của bố mẹ đẻ. Tuy nhiên, y đã chuyển nhà sang phường Trần Lãm từ 6-7 năm nay và cũng ít có thông tin gì đặc biệt liên quan đến Lợi.

Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Trần Ngọc Giao, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Long (chủ Đài hóa thân Hoàn vũ Thanh Bình) cho biết, Lợi là đối tượng trực tiếp báo ca, thu tiền tại các văn phòng mai táng nộp về cho Đường "Nhuệ". Lợi cũng tham gia vào các vụ "dằn mặt" khi một số văn phòng, nhà xe không tuân theo chỉ đạo của Nguyễn Xuân Đường.

Ông dịch thuật Trần Ngọc Giao cũng cho biết, ông từng giáp mặt với Lợi khi đối tượng này cùng Đường Nhuệ sang đài hỏa táng. Theo ông, Ninh Đức Lợi có dáng người không cao nhưng khá nhanh nhẹn và là trợ thủ đắc lực cho Đường "Nhuệ" trong việc bảo kê, thu phí dịch vụ mai táng ở Thái Bình.

Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Long tiết lộ, băng nhóm Đường "Nhuệ" không chỉ thu 500.000 đồng/ca hỏa táng mà số tiền phải nộp có thể từ 13-14 triệu đồng.

"Công ty của tôi chỉ thu tiền dịch vụ là 4,3 triệu đồng. Số tiền còn lại đều do Đường "Nhuệ" xử lý. Vậy chắc chắn phải có sự "cấu kết" đặc biệt nào đó, Đường "Nhuệ" mới có thể thâu tóm được các đơn vị kinh doanh mảng dịch vụ này", ông Trần Ngọc Giao đặt câu hỏi.

Ngoài hành vi bảo kê ăn chặn tiền dịch vụ tang lễ nêu trên, Đường "Nhuệ" còn bị Công an tỉnh Thái Bình xác định có liên quan đến nhiều vụ án hình sự khác liên quan đến hoạt động xã hội đen như bảo kê băng nhóm, đấu giá đất…

Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố Đường "Nhuệ" 2 hành vi cố ý gây thương tích. Vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.

Lý do có thể khiến Syria đột nhiên bị “thất sủng” trước “người anh lớn” Nga sau nhiều năm gắn kết

Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.

Theo The Arabweekly, diễn biến tình hình thực tế đã đặt ra câu hỏi về các mục tiêu chung giữa Iran và Syria .

Có nhiều cuộc tranh luận về ý định được cho là của Nga trong việc quay lưng với nhà lãnh đạo Syria, Tổng thống Syria Bashar Assad. Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.

Cuộc chiến Syria đã trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm một giai đoạn quan trọng vào năm 2012 và một giai đoạn khác vào năm 2015.

Hồi năm 2012, chính quyền Syria đứng trước nguy cơ sụp đổ khi các thành phố lớn từ chối ủng hộ. Cuộc cách mạng bắt đầu với sự nổi dậy ở thành phố Daraa phía tây nam sau khi một nhóm thanh niên địa phương bị giết khi chống đối lực lượng an ninh chính phủ. Tuy nhiên, một phần nhờ công của ông Assad, Daraa luôn ủng hộ chế độ.

Vào năm 2012, Damascus đã có nguy cơ rơi vào cuộc nổi dậy nguy hiểm. Tuy nhiên, dưới sự giúp sức của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran, với kinh nghiệm trong việc đàn áp các phong trào ở các thành phố của Iran năm 2009, lực lượng quân đội Syria đã trấn áp tình trạng hỗn loạn.

Lực lượng Quds của IRGC đã cứu chính quyền ông Bashar Assad nhưng từ năm 2015, lực lượng này và ông Assad đã cần đến sự giúp đỡ của Nga. Nga đã nhận lời trợ sức tất nhiên với những điều kiện nhất định.

Tướng Soleimani ngay lập tức bay tới Moscow để gặp các quan chức Nga. Tương tự, Tổng thống Assad cũng vội vã tới Moscow và gặp Tổng thống Vladimir Putin.

Sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga đã nhanh chóng thay đổi luật chơi ở Syria. Chính quyền ông Assad đã giành lại thế chủ động về mặt quân sự, giành lại toàn quyền kiểm soát dịch thuật Damascus và các khu vực xung quanh, giành lại Aleppo và Hama, một phần tỉnh Homs.

Phương pháp chiến thuật chiến đấu Nga dùng ở Syria chủ yếu là các cuộc không kích, sử dụng máy bay ném bom Sukhoi hiện đại để tấn công cả các mục tiêu. Còn ở bộ phận mặt đất, chủ yếu là dựa vào lực lượng của quân đội Syria.

Trong khi đó, kể từ mùa hè năm 2013, chính quyền Mỹ dường như đã không mấy chú tâm soi xét đến sự bất tuân của Syria nhằm dung hòa với Iran.

Không thể phủ nhận rằng, trước năm 2015, Syria đã được hưởng lợi rất nhiều từ các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Iran dưới thời Obama để đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân. Thông qua các cuộc đàm phán này, chính quyền Obama đã không chọc giận Iran, đặc biệt là về vấn đề Syria.

Nga tiếp tục củng cố sự hiện diện của mình ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã vô hiệu hóa và đạt được sự đồng thuận với Israel. Có điều bây giờ, chưa đầy năm năm sau khi can thiệp trực tiếp để ủng hộ chính phủ Syria, người Nga đang có dấu hiệu cho thấy không còn mấy hứng thú với quốc gia Trung Đông này.

Dường như Nga đã nhận ra rằng có những giới hạn nhất định từ phía Iran trong việc tiếp tục hỗ trợ Syria trong bối cảnh khó khăn kinh tế của chính nước họ còn đang tiếp diễn dưới ảnh hưởng các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như sự sụt giảm giá dầu.

Nga cũng đang đứng trước thách thức về mặt kinh tế khi tham gia vào cuộc chiến giá dầu với Saudi. Các thỏa thuận đã đạt được gần đây giữa hai bên cho thấy dường như chưa có dấu hiệu nào để thấy giá dầu có khả năng phục hồi trong tương lai gần.

Sự can thiệp của Iran vào Syria hẳn còn đối diện trước sự phản đối của người Syria. Đối với Nga, những gì họ có thể đạt được ở Syria cũng có những giới hạn.

Một số yếu tố sẽ thúc đẩy Nga cân nhắc nghiêm túc việc cần phải thay đổi chiến lược ở Syria: Thứ nhất, thực tế là nước này không còn chung mục tiêu với Iran và thứ hai, họ không còn có thể dựa vào một chế độ không có dự án chính trị khả thi như Syria.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC

Theo các nguồn tin của trang DigiTimes, công ty HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei, đã đặt hàng gia công chip 14nm với công ty Semiconductor Manufacturing International (SMIC), nhà gia công chip hàng đầu Trung Quốc.

Bộ xử lý smartphone Kirin 710 của HiSilicon được sản xuất bằng quy trình 12nm của TSMC và ra mắt từ giữa năm 2018. Còn có những tin đồn cho biết HiSilicon đang có kế hoạch ra mắt một biến thể khác của Kirin 710, bao gồm Kirin 710A. Biến thể này dự kiến sẽ được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm FinFET và vì vậy, HiSilicon cần một hãng gia công chip để sản xuất bộ xử lý này và hãng đó có thể là SMIC, thay vì TSMC như thường lệ.

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC - Ảnh 1.

Nếu báo cáo của DigiTimes là đúng, SMIC đã đạt được một bước tiến không nhỏ so với TSMC, khi hãng gia công chip Đài Loan đang là nhà cung cấp chính cho HiSilicon. Thay đổi này có thể là một dấu hiệu cho thấy tiến trình 14nm FinFET của SMIC đã đạt đến mức độ ngang ngửa với tiền trình tương đương của TSMC.

Hơn nữa, vì chính phủ Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn TSMC không bán chip cho Huawei, nên công ty Trung Quốc này lại càng có thêm lý do để chuyển một phần việc sản xuất chip sang cho công ty đồng hương với mình.

Tiến trình sản xuất 14nm FinFET thế hệ đầu của SMIC đã được vận hành từ quý 4 năm 2019. Báo cáo tài chính của hãng gia công chip này cho thấy, tiến trình này mới chỉ đóng góp 1% vào tổng doanh thu trong Quý 4 của công ty, tuy nhiên SMIC đang có kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tiến trình này trong năm nay.

Cho dù hiện tại, SMIC dường như chỉ dịch thuật là một kẻ tí hon so với người khổng lồ như TSMC, nhưng không thể đánh giá thấp tiềm năng của hãng gia công chip Trung Quốc này. SMIC đang có kế hoạch bỏ qua hoàn toàn tiến trình 10nm để chuyển thẳng lên tiến trình 7nm. Công ty dự kiến bắt đầu sản xuất thử tiến trình 7nm vào cuối năm 2020.

Hiện tại quy trình sản xuất EUV của TSMC đã chạy ổn định. HiSilicon được cho đang là một trong các khách hàng sử dụng quy trình EUV này của TSMC, tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Mỹ có chặn TSMC bán hàng cho Huawei hay không.

Hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. SMIC là một trong những mảnh ghép quan trọng đối với ngành công nghiệp chip Trung Quốc cũng như mục tiêu tự chủ mà nước này nỗ lực nhiều năm qua.

Tham khảo Tomshardware

Bản thiết kế của iPhone 12 Pro Max cho thấy đây sẽ là chiếc iPhone lớn nhất từ trước đến nay

Công tác bảo mật của Apple năm nay dường như không được cải thiện là bao, khi mà hôm nay, các bản thiết kế CAD của mẫu iPhone lớn hơn so với iPhone 12 Pro – iPhone 12 Pro Max – đã bị rò rỉ, qua đó xác nhận thiết kế mà Apple dự định mang lên mẫu flagship sắp ra mắt của hãng.

Các bản thiết kế CAD được đăng tải trên kênh YouTube EverythingApplePro cũng như tài khoản Twitter của leaker Max Weinbach. Các bản CAD này tiết lộ cho chúng ta điều gì về iPhone 12 Pro Max?

- Đầu tiên, iPhone 12 Pro Max sẽ là mẫu iPhone lớn nhất mà Apple từng sản xuất, với màn hình lên đến 6.7-inch.

- Thiết kế của máy quả thực trông giống một chiếc iPad Pro thu nhỏ (hay một chiếc iPhone 5 phóng to). Nó có bộ khung phẳng bằng thép không gỉ, trái ngược với bộ khung bo cong trên các mẫu iPhone hiện nay.

- Viền màn hình của máy sẽ chỉ mỏng 1,55mm. Để tiện so sánh thì viền này mỏng hơn gần 1mm so với viền 2,52mm trên iPhone 11 Pro Max.

- Độ dày tổng thể của thiết bị sẽ vào khoảng 7,4mm, giảm đi đôi chút so với độ dày 8,1mm của iPhone 11 Pro Max.

- iPhone 12 Pro Max cũng sẽ có nhiều màu mới, bao gồm xanh dương nhạt, tím, và cam nhạt.

Bản thiết kế của iPhone 12 Pro Max cho thấy đây sẽ là chiếc iPhone lớn nhất từ trước đến nay - Ảnh 1.

Ảnh dựng iPhone 12 Pro Max từ bản CAD

Tuy nhiên, điều thú vị nhất mà bản CAD tiết lộ là iPhone 12 Pro Max có một đầu vào trông giống cổng Smart Connector. Bạn có nghe quen quen không? Smart Connector là cổng hiện đang được sử dụng trên một số mẫu iPad, cho phép chúng kết nối với các bàn phím Smart và Magic Keyboard dịch thuật của hãng. Có nghĩa là Apple nhiều khả năng đang dự định tung ra một phụ kiện bàn phím cho iPhone 12 Pro Max. Xét kích cỡ màn hình 6.7-inch, chiếc iPhone này vừa đủ lớn để kết hợp với một bàn phím gắn ngoài. Tất nhiên, đầu vào này cũng có thể là một Smart Connector được thiết cho một số loại thiết bị khác mà Apple vẫn chưa tung ra.

iPhone 12 Pro Max được cho là sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay, cùng với 3 mẫu iPhone khác. Hồi đầu tuần này, Apple đã tung ra chiếc iPhone mới nhất – iPhone SE thế hệ 2. Bạn có thể xem toàn bộ các bản thiết kế CAD của iPhone 12 Pro Max trong đoạn video bên dưới.

Lộ diện thiết kế iPhone 12 Pro Max thông qua các bản CAD bị rò rỉ

Tham khảo: FastCompany

Trấn Thành lần đầu trổ tài nấu ăn phụ vợ, nhìn thành quả đã hiểu lý do vì sao Hari Won muốn "đuổi" ra khỏi nhà!

Những ngày qua, hưởng ứng thông điệp ở nhà vì cộng đồng nên các nghệ sĩ đều dừng mọi hoạt động nghệ thuật và dành thời gian để tìm niềm vui riêng tại gia. Ngoài quay clip mua vui, làm vườn thì nhiều người còn trổ tài nấu ăn, với đủ mọi thực đơn đa dạng. Trong đó mới đây nhất,  Trấn Thành  cũng chính thức vào bếp khoe tài nấu nướng, chứng minh là ông chồng kiểu mẫu Vbiz. 

Chia sẻ thành quả là 4 món ăn khác nhau lên trang cá nhân, nam MC lập tức làm khán giả dở khóc dở cười vì chưa rõ mùi vị thế nào nhưng nhìn cách bày trí đã... không biết nhận xét thế nào. Trông thì cũng ngon đấy, nhưng không được đẹp mắt cho lắm. Đáng nói là Trấn Thành làm đủ món đa dạng, chỉ sợ vợ không được vỗ béo hay sao.  Mặc dù trước đây, Trấn Thành cũng vài lần vào bếp nấu ăn cho bà xã nhưng đa số đều là những món đơn giản như mì, cơm chiên... Vì vậy với tài nghệ như hiện tại, không biết rằng Hari Won sẽ phản ứng như thế nào nhỉ? Hay vẫn muốn "đuổi" chồng ra khỏi nhà vì ăn nhiều món quá, tăng cân vùn vụt?

Trấn Thành lần đầu trổ tài nấu ăn phụ vợ, nhìn thành quả đã hiểu lý do vì sao Hari Won muốn đuổi ra khỏi nhà! - Ảnh 2.
Trấn Thành lần đầu trổ tài nấu ăn phụ vợ, nhìn thành quả đã hiểu lý do vì sao Hari Won muốn đuổi ra khỏi nhà! - Ảnh 3.

Trấn Thành tự hào chia sẻ thành quả nấu ăn của mình tại nhà. Nam MC khẳng định đây cũng là lần đầu tiên anh nấu mà chỉn chu đến vậy. Nhìn các món không được đẹp cho lắm nhưng cũng hấp dẫn lắm.

Trấn Thành lần đầu trổ tài nấu ăn phụ vợ, nhìn thành quả đã hiểu lý do vì sao Hari Won muốn đuổi ra khỏi nhà! - Ảnh 5.

Không thể phủ nhận độ đảm đang dịch thuật của Trấn Thành khi ở nhà mùa dịch nhưng với thành quả nấu nướng hiện tại, không biết Hari Won sẽ phản ứng ra sao.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng

Theo báo cáo mới từ TechCrunch, Google được cho đang thử nghiệm sản phẩm thẻ ghi nợ thông minh mang thương hiệu Google. Sản phẩm này được cho sẽ  giúp khách hàng mua hàng và theo dõi việc mua sắm trực tuyến và ngay trong cửa hàng.

Dự án này sẽ bổ sung thêm một mảnh ghép mới vào hệ thống Google Pay hiện tại của Google. Trong khi hệ thống Google Pay hiện tại đã cho phép người dùng thanh toán trực tuyến và ngang hàng thông qua một thẻ ghi nợ của ngân hàng khác, thẻ ghi nợ thông minh mang thương hiệu Google sẽ giúp người dùng theo dõi việc thanh toán và mua sắm dễ dàng hơn, cũng như cung cấp cho công ty các dữ liệu giá trị về thói quen chi tiêu của người dùng.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 1.

Hình ảnh thiết kế của thẻ ghi nợ Google

Nếu sản phẩm thẻ này trở thành sự thật, đây có thể xem một bước đi khác mà Google đang học tập Apple. Cũng giống như Apple Card, thẻ ghi nợ của Google được thiết kế để hoạt động như một thẻ vật lý thông thường và có chức năng chạm để thanh toán như thẻ kỹ thuật số trên điện thoại. Hơn nữa, nó cũng sẽ cung cấp cho các nhà bán lẻ trực tuyến một số thẻ ảo riêng biệt – một lớp bảo vệ dữ liệu người dùng tương tự như trên Apple Card.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 2.

Tuy nhiên không giống như Apple Card – vốn hoàn toàn là thẻ tín dụng – dự án thẻ thanh toán của Google lại là thẻ ghi nợ, được phát hành thông qua các đối tác như Citi và Stanford Federal Credit Union. Theo hình vẽ thiết kế, con chip thẻ trên thẻ ghi nợ của Google thuộc mạng lưới VISA, tuy nhiên trong tương lai, Google cũng sẽ hỗ trợ các mạng thanh toán khác như Mastercard.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 3.

Người dùng dễ dàng theo dõi hoạt động thanh toán cũng như địa điểm mua sắm.

Ứng dụng đi kèm của Google sẽ cho phép khách hàng dễ dàng theo dõi hoạt động thanh toán của mình – đồng thời tận dụng được cả các công cụ như Google Maps và cơ sở dữ liệu về các nhà bán lẻ để liên hệ hoặc dẫn đường cho bạn đến cửa hàng lần trước. Khách hàng cũng có thể sử dụng ứng dụng Google Pay để khóa thẻ trong trường hợp mất thẻ hoặc bị trộm, hoặc khóa hoàn toàn tài khoản.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 4.

Thông qua Google Pay, người dùng có thể nhanh chóng khóa thẻ trong trường hợp mất thẻ.

Cho dù vậy, bảo mật và theo dõi thanh toán tiện lợi hơn các thẻ ghi nợ hiện tại là các ưu điểm gần như duy nhất cho thẻ của Google. Báo cáo của TechCrunch chưa cho thấy Google sẽ đưa ra các ưu đãi đi kèm với loại thẻ này. Việc sử dụng Apple Card sẽ cho người dùng các ưu đãi về hoàn tiền hoặc giảm giá khi mua các ứng dụng, dịch vụ trên cửa hàng App Store của họ.

Báo cáo của TechCrunch cũng không cho biết về kế hoạch cũng như thời điểm ra mắt loại thẻ này. Bình luận của Google về báo cáo của TechCrunch cho biết:

" Chúng tôi đang khai thác cách thức để có thể hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Mỹ nhằm cung cấp khả năng kiểm tra tài khoản thông minh thông qua Google Pay, giúp khách hàng hưởng lợi từ các công cụ chi tiêu và kiểm soát hữu ích, đồng thời vẫn giữ được dịch thuật tiền trong tài khoản đã được FDIC hoặc NCUA bảo hiểm. Các đối tác chính của chúng tôi là Citi và Liên minh tín dụng Liên bang Stanford, và chúng tôi mong muốn được chia sẻ nhiều hơn trong những tháng tới ."

Tham khảo The Verge

Đi theo con đường của Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt chip riêng cho Pixel

"Họ gọi tôi là corona": Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người "dưới đáy xã hội"

Tầng lớp dưới cả tầng đáy

Có tất cả 4 tầng lớp xã hội chính thức ở Ấn Độ. Tầng cao nhất là Bramin, bao gồm các thầy tu và nhà tri thức. Tầng thứ 2 là Kshatriya, những nhà thống trị. Tầng thứ 3 là Vaishya, công-nông-thương. Và tầng thứ 4 là Shudra, đầy tớ.

Ngoài ra còn một tầng thứ 5 không chính thức, Dalit và Adivasi. Những người ở tầng thứ 5 này bị cả 4 tầng lớp trên khinh khi, xa lánh, phải chịu thiệt thòi về mọi mặt. Vào năm 1950, Ấn Độ chính thức xóa bỏ hệ thống phân cấp xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là trên bề mặt, vì hệ thống tồn tại suốt hơn 2000 năm vẫn đang hiện diện trong đời sống xã hội của dân Ấn Độ. Ngày nay trong Ấn Độ vẫn có khoảng 25% dân số là Dalit và Adivasi, rơi vào tầm 325 triệu người.

Người Dalit và Adivasi, Ấn Độ là đối tượng bị tổn thương vì Covid-19 nhiều nhất

Suốt nhiều thế kỷ, các Dalit và Adivasi chỉ có thể làm công việc nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh kiếm sống. Người Ấn Độ kỳ thị họ bẩn thỉu, luôn cố ý tránh xa. Toàn Ấn Độ có khoảng 600.000 làng mạc. Hầu hết các làng đều cắt ra một góc nhỏ biệt lập, cách xa khu tập trung dân cư làm nơi dành riêng cho người Dalit và Adivasi.

"Những góc này đều xa bệnh viện, ngân hàng, trường học…," - Paul Divakar, nhà hoạt động nhân quyền Dalit, Ấn Độ cho biết. "Khi Covid-19 bùng nổ, sợ rằng các gói viện trợ không đến nổi đây".

Ngày 25/3/2020, Ấn Độ thực hiện phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Người Dalit và Adivasi trong nhiều khu ổ chuột tách biệt, trong đó là nhóm 57 gia đình trên đỉnh đồi Vijayawada, Andhra Pradesh bị cấm túc. Họ thậm chí không được phép xuống đồi để mua thực phẩm, nhu yếu phẩm và thuốc men.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 2.

Polamma bụng bầu tháng thứ 9 bị cản đường, cấm tới tạp hóa mua đồ

Polamma đang mang thai tháng thứ 9 và có 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Cô bê cái bụng bầu to tướng, ì ạch đi bộ suốt 1km để đến cửa hàng tạp hóa gần nhất mua đồ. Giữa đường, Polamma bị mọi người dưới chân đồi chặn lối, đuổi về. "Chúng tôi bị nhốt ở đây như những tù nhân," – cô nói.

"Tôi đang sống gần một nhà máy chế biến sữa mà không có nổi một giọt cho con uống."

Bị từ chối cung cấp đồ bảo hộ

Từ năm 2017, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ đã ban hành chỉ thị, mọi công nhân vệ sinh đều phải được cung cấp trang phục bảo hộ cá nhân, chí ít cũng phải có khẩu trang và găng tay. Tuy nhiên theo Suryaprakash Solanke, lãnh đạo Hiệp hội Công nhân Dalit ở Mumbai, nhiều người dù đang là nhân viên dọn dẹp cho bệnh viện mà vẫn không được cung cấp trang phục bảo hộ.

"Họ đã dọn dẹp, cọ rửa các bệnh viện, khu dân cư, đường phố và nhà dịch thuật ga suốt nhiều năm,"- Solanke phản ánh. "Nhưng thay vì trao đồ bảo hộ và khen thưởng, mọi người lại tẩy chay họ."

Đáng ngại nhất là trong thời điểm Covid-19 hoành hành, các nhân viên vệ sinh người Dalit và Adivasi vẫn thiếu trang thiết bị bảo hộ. "Chúng tôi dọn dẹp phòng bệnh, giặt giũ quần áo bẩn của bệnh nhân suốt ngày mà chỉ được trả mỗi 8.500 rupee/tháng (khoảng 2,6 triệu VNĐ),"- Salvi, một nhân viên vệ sinh lên tiếng. "Và bây giờ, chúng tôi còn có nguy cơ bị lây bệnh cao hơn".

Salvi cũng sợ bị nhiễm Covid-19, không muốn đi làm nhưng lại không thể nghỉ vì vấn đề cơm áo. Công việc ấy là tất cả những gì cô có, để nuôi sống cả gia đình.

Cảnh sát Ấn Độ sẵn sàng dùng roi với những trường hợp vi phạm lệnh phong tỏa

Bên lề xã hội

Ngày 26/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nirmala Sitharaman tuyên bố tất cả các nhân viên trong ngành y tế đều được trợ cấp gói bảo hiểm y tế 3 tháng, riêng các nhân viên vệ sinh còn được hưởng gói bảo hiểm đặc biệt. Họ chỉ cần trình thẻ căn cước và thẻ nhân viên là hoàn tất thủ tục đăng ký.

Thế nhưng theo Trung tâm Tài nguyên Dalit Bahujan, vấn đề nằm ở chỗ có đến 22% lao động Dalit chưa được cấp chứng minh nhân dân, và 33% không được phát thẻ nhân khẩu. Những người này không thể tiếp cận bất cứ gói hỗ trợ bảo hiểm, tài chính hay thực phẩm nào hết.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 4.

Estheramma không có tài khoản ngân hàng để nhận tiền hỗ trợ

Một số Dalit là nhân viên vệ sinh chính thức, có chứng minh thư nhưng lại chưa được cấp thẻ nhân viên, ví dụ như Salvi. Cô không được phép lên xe buýt, phải lội bộ 90 phút tới chỗ làm. Vì quá vất vả, Salvi cố tiếp cận trưởng khoa, xin thẻ nhân viên. "Bà ấy cấm tôi tới gần và gọi bảo vệ đến lôi tôi đi. Trong mắt bà ta, tôi vốn là rác rưởi, và bây giờ thì còn ghê gớm hơn cả rác rưởi," – Salvi kể.

Chính phủ Ấn Độ cũng mới mở gói hỗ trợ tài chính trong 3 tháng cho phụ nữ nghèo, mỗi người được phát 500 rupee/tháng (khoảng 150.000 VNĐ), chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Song nhiều chị em Dalit và Adivasi, trong đó có Estheramma, lại không có số tài khoản, bởi cô chẳng có căn cước mà mở.

"Lẽ ra, các gói cứu trợ không nên quá cứng nhắc vấn đề thẻ nhận dạng," – nhà kinh tế Jayati Ghosh phàn nàn.

Nghe tin Covid-19, Sanoj Kumar-một Dalit đang làm việc tại lò gạch ở Tamil Nadu liền lên tàu về quê trước lệnh phong tỏa. Vừa xuống sân ga, anh đã bị cảnh sát lôi đến bệnh viện kiểm tra, sau đó ra lệnh tự cách ly tại nhà 14 ngày. Cứ 2 ngày một lần, nhân viên y tế lại đến khám. "Mỗi khi tôi thò mặt ra cửa, mọi người lại hét corona, corona kìa," - Kumar chua chát.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 5.

Sanoj Kumar bị gọi là "corona" khi định bước ra khỏi cửa

"Trước đây, họ chỉ tránh xa tôi vì tôi là dân Dalit nhưng bây giờ, họ còn gọi tôi là mầm bệnh nữa."

Chính phủ Ấn Độ đã hạ lệnh kéo dài giãn cách-cách ly xã hội đến hết ngày 3/5/2020. Sau 2 tuần, Polamma phải nhờ các nhà hoạt động Dalit và cảnh sát can thiệp thì mới vào được tiệm tạp hóa. Còn Salvi vẫn đi bộ đến chỗ làm, dọn dẹp vệ sinh bệnh viện trong tình trạng thiếu đồ bảo hộ.

Tham khảo: CNN

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chúng ta phải kiểm soát, tiến tới chung sống an toàn với dịch Covid-19

Trong cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều 17/4,  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch.

"Điểm này rất quan trọng vì chúng ta không thể đóng kín cửa một mình, dù hạn chế nhưng vẫn phải có giao lưu để đảm bảo "mục tiêu kép". Thời gian đó chắc chắn không tính bằng tuần mà phải tính ít nhất bằng tháng",  Phó Thủ tướng nói.

Do đó, BCĐ yêu cầu toàn dân phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là phải kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, để chết nhiều người.  

" Vì vậy chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh, "Có an toàn mới phát triển được, nhưng tuyệt đối không được chủ quan".

Muốn chung sống an toàn chúng ta phải hiểu được về dịch bệnh này, sự nguy hiểm của nó và cơ chế lây lan, từ đó quán triệt thực hiện thật tốt tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế lây lan của virus SARS-CoV-2, rất dễ thấy như đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách, rửa tay, không tập trung đông người… 

Những giải pháp này hết sức quan trọng vì cơ chế lây lan của virus là chủ yếu qua đường giọt bắn từ nước bọt hoặc trực tiếp vào mũi, miệng, mắt người tiếp xúc gần hoặc nước bọt dính trên bề mặt rồi dính vào tay, từ tay lên miệng, mũi, mắt.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chúng ta phải kiểm soát, tiến tới chung sống an toàn với dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Theo Phó Thủ tướng  phải tiếp tục kiên định, quyết liệt tiếp tục thực hiện thật nghiêm, thật tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các hướng dẫn, và luôn bám sát nguyên tắc: Ngăn chặn – Phát hiện – Cách ly – Khoanh vùng – Dập dịch.

"Tinh thần cơ bản trong thời gian tới là chúng ta cần có giải pháp phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, từng nhóm ngành nghề để đảm bảo vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội", Phó Thủ tướng cho hay. 

Việt Nam đã hình thành được mô hình dự báo nguy cơ theo địa bàn từng tỉnh, thành phố để phân ra làm 3 nhóm: Nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp. 

Mức độ nguy cơ được xác định thông qua các nhóm chỉ số có tính khách quan như giao thông, dịch thuật mật độ dân cư, giao lưu quốc tế… và nhóm chỉ số có tính chủ quan như năng lực tổ chức thực hiện các chỉ thị của Đảng chính quyền, hướng dẫn của ngành y tế; năng lực sẵn sàng phát hiện, truy vết khi có người bị nhiễm, nghi nhiễm; năng lực của y tế cơ sở trong quản lý sức khỏe, thăm khám tại nhà nhất là với nhóm người cao tuổi người có bệnh nền. 

"Tôi nhấn mạnh chúng ta phải tiếp tục chia được nhóm đến cấp huyện, cấp xã, thậm chí đến cấp thôn… để chúng ta có thể điều hành sát sao hơn, linh hoạt hơn, kịp thời hơn và trên hết là hiệu quả hơn trong thực hiện mục tiêu kép. Vì vậy, các tỉnh phải có bộ phận cập nhật số liệu, theo dõi hàng ngày", Phó Thủ tướng nói.  

Ông tin tưởng, Việt Nam  phải kiểm soát được dịch bệnh, chung sống an toàn, điều chỉnh tích cực. Vẫn phát triển được kinh tế - xã hội trong điều kiện có dịch bệnh, đồng thời thúc đẩy những sự thay đổi, sự điều chỉnh tích cực, nhanh hơn theo hướng đúng đắn. 

"Tôi mong rằng các bộ ngành, địa phương cùng nhau thống nhất hành động. Mặc dù còn vất vả nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thành công", Phó Thủ tướng tin tưởng.